Chiến thuật Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ

Trận đánh giữa quân Mông Cổ và samurai. Các chiến binh Mông Cổ, ngoài cung tên còn sử dụng bom chứa đầy thuốc súng - Tranh cuộn Nhật Bản thế kỷ 13

Chiến thuật của quân Mông Cổ dựa vào việc làm thiệt hại kẻ thù bằng cách điều động và bắn cung với lực lượng kỵ binh hạng nhẹ, sau đó một kỵ binh giáp nặng sẽ đánh kẻ thù suy yếu và mất tinh thần, mà như một quy luật họ không thể chịu đựng được. Người Mông Cổ đã tìm cách quyết định kết quả ở giai đoạn đầu của trận đánh để tránh tổn thất lớn. Kỵ binh nhẹ Mông Cổ tác chiến trong một đội hình hỗn hợp tràn ngập mũi tên địch. Việc bắn tên hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự huấn luyện chu đáo binh lính và tầm bắn xa của mũi tên. Thực hiện bắn cung diễn ra trong khoảng thời gian ngắn gây ra tổn thất nặng nề cho kẻ thù. Người Mông Cổ đã sử dụng thành công chiến thuật giả vờ rút lui để làm rối loạn kẻ thù, nếu kẻ thù chịu được các cuộc tấn công đầu tiên, cũng như chịu được phục kích. Mặt khác, người Mông Cổ thường cho kẻ thù cơ hội rút lui để đánh họ ngay lúc rút quân. Kỹ thuật di chuyển vòng rất phổ biến, các cung thủ Mông Cổ sẽ xếp thành một vòng tròn trước mặt kẻ thù và bắt đầu di chuyển, tắm kẻ thù trong mưa mũi tên. Người Mông Cổ chỉ đánh sáp lá cà khi kẻ thù suy yếu và hàng ngũ của kẻ thù mất tinh thần. Sau đó, quân Mông Cổ tấn công bằng những đợt lính đánh tiên phong, cố gắng đánh tạt sườn của kẻ thù. Trận đánh được hoàn tất bởi một cuộc cuộc tấn công kỵ binh hạng nặng nhằm vào vị trí dễ bị tổn thương nhất trong hàng tổ chức của kẻ thù. Kỵ binh nặng được tổ chức thành đội hình kết hợp. Trong trận đánh cận chiến, quân Mông Cổ phân chia quân thành các đơn vị riêng biệt, do đó luân phiên đưa đơn vị mới vào trận chiến. Nếu diễn biến trận đánh không thuận lợi cho quân Mông Cổ, thì họ ném bớt trang bị để tăng độ chính xác và tốc độ bắn. Trong trường hợp thất bại, quân Mông Cổ sẽ rút lui một cách phối hợp, mỗi chiến binh dưới áp lực đe dọa của hình phạt nghiêm khắc, họ phải làm tốt điều này.[32]

Đội hình chiến đấu của quân Mông Cổ
từ bài báo "Lịch sử nghệ thuật quân sự"»
Từ điển bách khoa quân sự Sytin»; năm 1913)

Trước trận đánh, một đội tiên phong gồm binh lính vũ trang nhẹ tiến về phía trước. Nhiệm vụ của họh là tắm quân đội kẻ thù trong mưa mũi tên, làm bị thương ngựa chiến, gây đảo lộn đội hình kết hợp và dẫn đến hỗn loạn. Đội tiên phong được theo sau bởi quân cánh phải và quân cánh trái. Họ cũng có đội tiên phong riêng. Đối với quân đội Mông Cổ trước trận đánh, tiêu chuẩn là tổ chức quân thành 5 hàng. Các hàng cuối cùng bao gồm các chiến binh được vũ trang mạnh mẽ, thường là kỵ binh giáp nặng nằm ở hai hàng đầu tiên, và các đội kỵ binh vũ trang nhẹ thường xuất kích tiên phong qua các khoảng trống trong hàng của kỵ binh giáp nặng.[11] Quân cánh trái chiến đấu từ xa, chủ yếu tấn công kẻ thù bằng cung tên. Cánh phải là lực lượng chính của cuộc tấn công. Nhiệm vụ của quân cánh phải là tiếp cận hoặc vượt qua đội hình trung tâm của kẻ thù, cắt ngang họ tìm cách giết chết chỉ huy. Cả hai cánh được giữ liên kết phía sau bởi các lực lượng chính của quân đội, các chiến binh vũ trang mạnh mẽ và đội cận vệ của hãn. Bên sườn đội cận vệ của hãn thường được đặt phía sau lưng của lực lượng chính.[26] Trong trận đánh, quân Mông Cổ luôn sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công quyết định hoặc đẩy lùi đòn đánh của kẻ thù. Theo Giovanni da Pian del Carpine, các tướng lĩnh không bao giờ tham gia chiến đấu, họ chỉ giữ vai trò điều binh suốt trận đánh.

Tổ chức trong trận Mohi. Việc phân chia đội hình quân Mông Cổ thành nhiều đơn vị riêng biệt được quan sát rõ ràng.

Trong trận đánh, người Mông Cổ âm thầm thực hiện tất cả mọi cách thức, như sử dụng cờ trắng và đen vào ban ngày và đèn lồng vào ban đêm. Một cuộc tấn công quyết định luôn được ra hiệu cho toàn quân bằng trống nakkara được vận chuyển bằng lạc đà. Một cuộc tấn công trực diện luôn kết hợp với các cuộc tấn công vào sườnphía sau để gây bất ngờ cho kẻ thù. Trong lúc bao vây, quân Mông Cổ luôn để lại cho quân thù một đường để rút lui, vì họ hiểu rằng nếu quân thù bị bao vây hoàn toàn thì họ sẽ chiến đấu quyết liệt hơn. Sau khi đánh bại kẻ thù trong trận chiến, quân Mông Cổ tổ chức truy kích. Việc này có thể kéo dài vài ngày và chủ yếu do kỵ binh hạng nhẹ thực hiện.

Bất chấp tất cả những lợi thế rõ ràng nhưng quân đội Mông Cổ đôi khi phải chịu đựng thất bại liên quan đến một số tính toán sai lầm về chiến thuật. Ví dụ nổi bật nhất là trận Ain Jalut, khi quân Mamluk giả vờ rút lui, kéo quân Mông Cổ đến nơi họ phục kích. Quân Mamluk nhanh chóng tận dụng tình huống có lợi mà tổ chức phản công, họ đánh quân Mông Cổ từ ba phía và đánh bại kỵ binh Mông Cổ.[33]

Các cuộc bao vây thành phố

Cuộc bao vây Baghdad năm 1258 trên một bức họa Ba Tư

Một nhược điểm trong chiến thuật quân sự của Mông Cổ là không thể chiếm được thành trì. Vì khả năng và sở thích của họ là giao chiến với kẻ thù trên một vùng đất rộng mở. Nếu quân đội Mông Cổ tác chiến trong một khu vực được phòng thủ tốt, thì tướng lĩnh quân đội Mông Cổ thích đánh tập hậu địch từ phía sau lưng. Người Mông Cổ bắt đầu thu nhận các kỹ sư Trung Quốc và sau đó là các kỹ sư Hồi giáo chuyên về các cuộc bao vây, để công phá thành trì. Do đó, người Mông Cổ đã sớm tiếp nhận kho tàng vũ khí công thành của nhiều dân tộc.

Trong hoạt động bao vây, người Mông Cổ sử dụng rộng rãi lao động là tù nhân. Mỗi kỵ binh có nghĩa vụ phải mang theo 10 tù nhân.[34] Họ đặt dưới sự giám sát của các kỹ sư, làm các công việc chế tạo và bảo dưỡng các phương tiện công thành, trực tiếp thực hiện bao vây thành trì kẻ thù, lấp hoặc đào mương. Trong các cuộc tấn công, quân Mông Cổ đã thúc các tù nhân ra tuyến trước, sử dụng họ như lá chắn sống (thông thường người Mông Cổ sử dụng chiến thuật này trong các trận chiến đấu mở). Tù nhân trở thành phương tiện chính trong cuộc chiến bao vây các thành trì từ lâu, vốn đã được sử dụng ở nhiều dân tộc phương Đông - bởi Seljuks, Khiết ĐanNữ Chân.[35] Khi tiến hành bao vây, quân Mông Cổ phá hoại mọi thứ xung quanh, nếu có một con sông gần pháo đài bị bao vây, họ sẽ chặn nó bằng các con đập để thay đổi dòng chảy làm ngập các công sự của đối phương. Quân Mông Cổ không dừng trận chiến trong một ngày, họ không cho quân bảo vệ thành được nghỉ ngơi. Người Mông Cổ chia quân thành các đơn vị luân phiên, thay thế nhau liên tục tấn công dồn dập. Nhiều nguồn sử liệu cũng ghi chép hoạt động xây dựng các bức tường, hàng rào hoặc thành lũy cao xung quanh pháo đài bị bao vây. Tuy nhiên, người Mông Cổ không ngừng cố gắng lôi kéo quân thủ thành vào trận chiến mở, họ sử dụng các toán lính nhỏ để khiêu khích đối phương.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ http://www.erlib.com/%D0%90%D0%BB%D0%B5%D0%BA%D1%8... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=Dere... http://www.kulichki.com/~gumilev/HD/hd110a.htm#hd1... http://annales.info/step/dolbe/stephors.htm http://www.logovo.info/main.mhtml?Part=8&PubID=304 http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/Ungarn/XII... http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/mongol.htm... http://www.vostlit.info/Texts/rus/Zidan/frame2.htm http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_2/k... http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_4/f...